Đầu đĩa than Acoustic Signature Challenger Mk3 mặc dù không nằm trong phân khúc hi-end của hãng Acoustic Signature, nhưng những chức năng mà nó mang lại khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Những đầu đĩa than khổng lồ của Acoustic Signature là một thương hiệu âm thanh rất nổi tiếng ở Đức. Từ lâu, các dòng sản phẩm của hãng được xem như là biểu tượng của âm thanh hi-end. Một lần nữa, Acoustic Signature khẳng định được vị trí và bản lính của mình thông qua lĩnh vực sản xuất đầu đĩa than. Những năm qua Acoustic Signature đã có những bước phát triển rất tốt, tuy không nhanh như vũ bão nhưng khá chắc chắn, vững vàng. Các sản phẩm của hãng, từ siêu sang như Invictus cho đến sơ nhập như Primus đều đem lại cảm giác chắc chắn, an toàn, đáng tin cậy ngay từ cái nhìn đầu tiên – một điều khá quan trọng khi quyết định đầu tư vào một món đồ nào đó. Đầu đĩa than Challenger Mk3, một sản phẩm khác của Acoustic Signature chắc chắn cũng sẽ đem lại những cảm nhận tương tự cho người nghe sau khi đã trải nghiệm thử.
Một số điểm nổi bật của cơ đĩa than Acoustic Signature Challenger Mk3
Cơ đĩa than Acoustic Signature Challenger MK3 được biết đến lần đầu tiên vào năm 2004. Từ khi xuất hiện cho đến nay, sản phẩm này là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của hãng. Phiên bản Mk2 sở hữu đế tay cơ và bộ điều chỉnh tốc độ motor đã được cải tiến để đảm bảo chính xác hơn. Và nay, phiên bản thế hệ thứ ba đã được cho ra mắt. So với mâm đĩa than Challenger đời trước, cải tiến mà phiên bản Mk3 sở hữu không thật sự quá nhiều, đáng chú ý nhất là motor đồng bộ được sản xuất ở châu Âu kết hợp cùng bộ điều chỉnh tốc độ kỹ thuật số Beta DIG.
Tuy nhiên, chiếc mâm đĩa than này cũng đồng thời đem lại khả năng vận hành linh hoạt hơn rất nhiều do có thể trang bị ba motor và ba tay cần cùng lúc. So với một mâm đĩa than có kích thước như Challenger Mk3, điều này khá là ấn tượng.
Sản phẩm của Acoustic Signature trước giờ vốn nổi tiếng bởi ngoại hình khá ấn tượng, thế nhưng, đối với đầu đĩa than Acoustic Signature Challenger MK3, bề ngoài thật sự không nổi bật như những người “anh em” cùng hãng. Thế nhưng, trình độ chế tác cũng như những gì mà hãng đã làm đối với mâm đĩa than này vẫn đủ để khiến nhiều người phải sửng sốt.
Tuy chỉ nằm trong trong phân khúc tầm trung của hãng, nhưng những ai đã từng thưởng thức chiếc mâm đĩa than này chắc chắn sẽ nhận ra chất lượng của nó vượt xa những mâm đĩa than tầm trung, thậm chí cao cấp của những hãng khác. Kích thước của mâm đĩa than này 440 x 180 x 350 mm, do đó khối lượng nặng trong phạm vi từ 21 đến 25kg là một điều hết sức hiển nhiên.
Đặc điểm kỹ thuật
Một trong những nguyên nhân làm nên sự đồ sộ của đầu đĩa than Acoustic Signature Challenger MK3 nằm ở chất liệu của thiết bị. Chỉ tính riêng thân máy và mâm xoay, Acoustic Signature đã phải mài CNC từ hai khối nhôm mềm có độ dày lần lượt là 4 và 5cm, sau đó những chi tiết khác đều được lắp ráp thủ công để đảm bảo sự chính xác tối đa cho sản phẩm. Nhìn sơ qua, mâm đĩa than này giống như ba khối kim loại hình tròn xếp chồng lên nhau, khá vững chãi và ấn tượng, dù rằng sự ấn tượng về ngoại hình khó có thể đạt đến đẳng cấp như các sản phẩm cao cấp của hãng.
Việc sử dụng nhôm mềm để tạo ra một chiếc mâm xoay nặng tới 9kg, kết hợp với các vật liệu giảm chấn ở phía dưới đáy mâm xoay đã khiến cho độ cộng hưởng của mâm xoay thấp đi đáng kể. Ngay cả ba chân chống đỡ cho thân máy cũng được làm từ các vật liệu giảm chấn để đảm bảo độ ổn định của mâm đĩa than. Do đó, dù không sử dụng các khối đồng Silencer, độ rung lắc của đầu đĩa than Acoustic Signature Challenger MK3 khi hoạt động vẫn rất thấp, khó có thể cảm thấy được nếu chỉ nhìn bằng mắt thường.
Cũng giống như các đầu đĩa than khác của hãng, Challenger Mk3 sử dụng trục bearing cho mâm xoay được làm từ một loại vật liệu có tên là Tidorfolon – kết hợp giữa các vật liệu Vandadium, ferrite Teon và titanium. Theo Acoustic Signature, trục Tidorfolon có khả năng không gây tiếng ồn, không bị mài mòn và có thể tự xoay mà không cần dùng dầu bôi trơn. Ở một đầu trục có gắn viên bi Vonfram cacbua để giảm thiểu ma sát và áp lực, đồng thời tạo ra mặt tiếp xúc tốt hơn.
Để xoay mâm, các kỹ ở Acoustic Signature sử dụng motor đồng bộ để điều khiển mâm xoay phụ ở phía dưới mâm xoay chính. Đây chính là loại motor được sử dụng cho mẫu Novum, được sản xuất trong quy trình máy móc hiện đại tại châu Âu và kiểm soát nghiêm ngặt bằng điều khiển do chính Acoustic Signature phát triển nhằm đem đến sự chính xác tuyệt đối cũng như chất âm hay nhất, đồng thời loại bỏ những nhiễu ồn do dòng điện xoay chiều gây ra. Nếu như Novum sử dụng bộ xử lý tín hiệu kĩ thuật số tinh thể thạch anh (quartz locked digital signal Processor) thì Challenger Mk3 chuyển sang dùng bộ xử lý Beta-DIG. Bộ xử lý này sẽ giữ cho bộ cơ luôn hoạt động đúng với những thông số tối ưu nhất, đem lại sự ổn định tuyệt đối cùng độ rung chấn rất thấp với cả hai tốc độ là 33 1/3 và 45 vòng / phút.
Đầu đĩa than Acoustic Signature Challenger Mk3 vốn không nằm ở phân khúc cao cấp mà thuộc tầm trung nên cũng sở hữu mức giá “dễ chịu” hơn rất nhiều so với những người đàn anh khác. Nếu như Invictus có giá lên đến hơn trăm ngàn đô la, Novum khiến người dùng có phần “dễ thở” hơn với mức giá 21 nghìn đô la thì Challenger Mk3 có phần “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều.
Mức giá này có thể nói là rất cao so với mặt bằng chung của thị trường hiện nay, nhưng so với phân khúc hi-end thì đây chỉ là một con số khá bình thường. Vả lại, đối với một sản phẩm chất lượng như Đầu đĩa than Acoustic Signature Challenger Mk3, đây là một con số khá xứng đáng, phù hợp.
Hãy đến với Huylananhaudio để trải nghiệm chất âm cao cấp của đầu đĩa than Đức chạm ngưỡng đến những giá trị âm thanh đích thực.